Chất tẩy rửa công nghiệp – Chất tẩy sơn – Tẩy gỉ set -Tẩy xi măng

Hóa chất tẩy rửa ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào?

Đăng ngày: 27/06/2013 22:47

Hóa chất tẩy rửa ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào?
Với vô số các hoá chất tẩy rửa vệ sinh dùng trong nhà đang được bày bán trên thị trường, các bà nội trợ ngày nay đã phần nào đỡ vất vả trong công việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. Thông thường khi sử dụng các loại sản phẩm này, không mấy người tỏ ra nghi ngại bởi tâm lý chủ quan cho rằng chúng đã được kiểm định và lưu hành thì cũng có nghĩa là tuyệt đối an toàn đối với sức khoẻ con người.

Mời quý vị cùng tìm hiểu ý kiến của giới chuyên môn trong chương trình hôm nay, qua cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Ý Đức, người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành y,  hiện đang hành nghề tại Hoa Kỳ:

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Nói rằng các chất tẩy rửa hoàn toàn an toàn thì chúng tôi xin phép không đồng ý. Trong các loại chất tẩy rửa đều có chứa các hoá chất tổng hợp. Hiện nay có khoảng 70 ngàn hoá chấtđược sử dụng trong việc vệ sinh trong gia đình, và những hoá chất đó về sau này có thể gây ra một số bệnh. Nói tóm lại không thể nào có sự an toàn tuyệt đối. Nhiều nguy cơ

Trà Mi: Như vậy những nguy cơ từ các loại hoá chất tẩy rửa dùng trong gia đình đối với sức khoẻ con người là gì, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Có rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người khi tiếp xúc. Khi một chất lạ nào đó xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể sẽ phản ứng bằng nhiều cách khác nhau. Khi các hoá chất này vào cơ thể với liều lượng khá cao thì có thể gây ảnh hưởng đến tâm trí (nhiều người khi hít phải những hơi độc thì cảm thấy ngây ngất, bị kích thích). Khi nó tác động đến hệ tiêu hoá thì có thể gây ra sự rối loạn tiêu hoá, gây buồn nôn, ói mửa và ăn không ngon. Làn da chúng ta khi tiếp xúc với các loại hoá chất đó cũng có thể bị kích thích, viêm da, nặng hơn thì đưa tới trường hợp ung thư da. Ngoài ra còn những ảnh hưởng tai hại khác khi chúng ta tiếp xúc lâu dài với những hoá chất tẩy rửa như rối loạn sinh dục, khuyết tật cho trẻ khi bà mẹ mang thai, hoại huyết hay các trường hợp ung thư.

Trà Mi: Bác sĩ có thể nêu ra vài ví dụ về các loại hoá chất nào được xem là tương đối an toàn, và những loại hóa chất nào có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Các chất tẩy rửa trong bếp như chất rửa chén, chất dùng để lau bàn, lau bếp; hay các chất dùng vệ sinh nhà tắm thường có chứa hoá chất benzylpolyetylen, hay sodium hypochlorite thường thấy trong nước javen; hoặc những hóa chất chlorine đó là những chất được xem là có hại cho sức khỏe. Mức độ hại nhiều hay ít tuỳ theo hàm lượng, nồng độ của hoá chất ấy trong dung dịch chúng ta sử dụng. Hàm lượng, nồng độ càng cao thì tác hại càng nguy hiểm hơn. Bây giờ, các nhà khoa học đều khuyên là chúng ta có thể sử dụng những chất thay thế tương đối nhẹ hơn, ít tác hại hơn như washing sodaborax. Những chất này tuy cũng là hoá chất, nhưng ít gây tác hại cho sức khoẻ hơn

Riêng đối với bà con ở Việt Nam, chúng tôi xin đề nghị một giải pháp là dùng chanh hoặc giấm thay thế. Trong trái chanh có chứa citric acid có thể tẩy rửa những mùi hôi hay vết dơ. Còn giấm chua thì có tác dụng rất tốt trong việc đánh bóng kim loại, tẩy mùi, rửa các chất béo dính trên bát đĩa. Pha một thìa nước chanh hay giấm chua với một lít nước là chúng ta sẽ có một dung dịch tẩy rửa rất tốt. Nước Javen có chứa các hoá chất giúp khử trùng và tẩy màu, nhưng sử dụng lâu ngày và nhất là tiếp xúc với da nhiều quá thì có thể gây viêm da. Nếu không may trẻ em hay người lớn uống phải thì có thể gây loét cuống họng. Cho nên, cần hết sức cẩn thận khi sử dụng javen, nên giữ trong một bình kín, tránh ánh nắng và hơi nóng. Không nên pha javen với nước nóng vì có thể gây ra một phản ứng hoá học không tốt. Giấm pha nước cũng có tác dụng tẩy trùng tương tự như Javen mà ít rủi ro, nên có thể dùng thay thế.

Trà Mi: Dung dịch giấm pha nước có thể áp dụng cho việc tẩy rửa nhà vệ sinh không, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Cũng được vì trong đó có chứa các acid. Nếu chúng ta cho một chút nước giấm vào trong cầu vệ sinh cũng có thể tiêu diệt được các vi khuẩn và vi sinh vật trong đó. Hàng ngày hoặc cách hai, ba ngày, chúng ta nên dùng cọ lau chùi cầu và xả nước sạch để tiệt trùng, tránh được các bệnh do các vi khuẩn trong cầu gây ra.

Trà Mi: Có một sản phẩm mà nhiều hộ gia đình Việt Nam rất thích sử dụng. Đó là long não, thường được để trong tủ quần áo và nhà tắm để khử mùi thơm. Xin hỏi bác sĩ các loại long não có tác dụng và tác hại ra sao?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Long não thật ra nguyên chất được chiết suất từ cây long não là một  loại cây có mùi thơm có thể xua đuổi gián, bọ. Trong hơi long não có chất kích thích, khi  chúng ta hít lâu thì có thể bị khó thở, nhất là đối với trẻ em. Ngoài ra, long não nếu bị dính lên da có thể gây ngứa ngáy. Tuy nhiên, nếu để long não trong các tủ quần áo mà không tiếp xúc thường xuyên thì không có hại, mà có tác dụng tránh được mốc meo.

Trà Mi: Trở lại với các loại hoá chất tẩy rửa vệ sinh trong nhà, xin được hỏi bác sĩ mức độ tiếp xúc như thế nào được coi là bảo đảm sức khoẻ và như thế nào được coi là nguy hại?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Thật ra, các độc chất sẽ gây tác hại không tốt cho sức khoẻ khi chúng ta tiếp xúc lâu ngày, tiếp xúc trực tiếp lên da hay hít trực tiếp. Nếu chúng ta sử dụng với mức độ vừa phải thì không sao.

Trà Mi: Mức vừa phải mà bác sĩ vừa nói có thể là một tuần/lần hay một tuần hai lần thì có thể chấp nhận được không?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức: Một tuần 1, 2, hay 3 lần đều có thể chấp nhận được nếu trong khi sử dụng chúng ta đề phòng. Ví dụ như đối với javen, chlorine, benzyl thì nên dùng bao tay để tránh tiếp xúc với da và đeo khẩu trang để tránh hít trực tiếp các chất này.

Trà Mi: Những đối tượng nào cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng các loại hóa chất vệ sinh trong gia đình?

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức:

– Thứ nhất là trẻ em. Các em có thể hít vào hay uống nhầm phải hoá chất. Cơ thể của các em chưa loại bỏ được các độc chất trong cơ thể hữu hiệu như người lớn. Cho nên đây là đối tượng cần hết sức lưu ý. Đối tượng thứ hai là các cụ cao niên, sức đề kháng giảm nên tiếp xúc với độc chất lâu ngày rất nguy hại. Đối tượng thứ ba là các phụ nữ mang thai. Thai nhi rất cần sự bảo vệ của người mẹ đối với môi trường xung quanh. Nếu có một yếu tố ảnh hưởng xấu lên người mẹ thì cũng tác động trực tiếp lên đứa bé. Vấn đề chính là khi mua các sản phẩm tẩy rửa cần đọc kỹ lời cảnh báo và hướng dẫn sử dụng trên nhãn.

– Thứ hai, chỉ cần mua vừa đủ nhu cầu sử dụng.

– Thứ ba, nên lựa các loại  hoá chất ít gây rủi ro.

– Thứ tư, nên cất giữ hoá chất ở chỗ cao, xa tầm với của trẻ em, nên cất đựng trong bình nguyên thủy, đậy nút kỹ, khi sử dụng các chất tẩy rửa cần tránh xa thức ăn, và chỉ dùng liều lượng vừa phải khi cần thiết.

Hóa chất công nghiệp Việt Mỹ – Công ty CP phân phối hóa chất Việt Mỹ (VMC) là nhà phân phối hóa chất và cung cấp sản phẩm hóa chất công nghiệp, các loại hương liệu, chất phụ gia, màu thực phẩm, chất tẩy rửa và cồn khô cao cấp trên thị trường.

VMC với sứ mệnh: “Một đầu mối cung cấp tổng thể cho tất cả các nhu cầu về công nghiệp hóa chất” giúp Quý khách hàng tập trung sản xuất, kinh doanh hiệu quả thay vì tốn thời gian tìm mỗi loại hóa chất từ mỗi nhà cung cấp khác nhau.

Tổng kho VMC cung cấp và phân phối hóa chất bao gồm:

  •     Hóa chất nghành công nghiệp
  •     Hóa Chất, Phụ gia thực phẩm
  •     Hóa Chất, Phụ gia ngành thủy sản
  •     Hóa Chất Nuôi trồng thủy sản
  •     Hóa chất xử lý nước, hồ bơi
  •     Hương liệu các loại
  •     Màu thực phẩm
  •     Tinh dầu nguyên chất
  •     Cồn Khô Cao Cấp
  •     Chất tẩy rửa

VMC xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hợp tác của Quý khách hàng!

Chúng tôi hỏi, luộc bắp bằng pin thì luộc làm sao? Bà Tám cho biết, để bắp nhanh chín, khi luộc, người ta cho một hai cục pin vào nấu chung, bắp chín rất nhanh. Nhưng người luộc phải canh chừng, nếu không để quá lửa bắp sẽ bị nhão.

Trực tiếp sử dụng các hóa chất để luộc bắp (ngô) bán cho người tiêu dùng nhưng ngược lại, người luộc bắp lại không dám dùng bắp mình luộc đi bán để ăn mà phải luộc riêng mới ăn được.

iên quan đến luộc bắp bằng hóa chất và pin, chúng tôi có dịp đi thực tế tại các lò luộc bắp đi bán dạo ở khắp các chợ, trường học bệnh viện tại TP.HCM. Tại đây, chúng tôi được nghe kể lại quy trình luộc bắp làm sao để bắp nhanh chín, thơm, ngọt và có thể để lâu mà không bị ôi thiu.

Điều đặc biệt, những người từng luộc bắp đi bán cho biết, “người luộc bắp là để đi bán, còn muốn ăn thì phải luộc riêng, không bỏ hóa chất vào”.

Luộc bắp bằng hóa chất mới có lãi

Chúng tôi có mặt tại chợ bắp ngã ba Bầu, (ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM). Tại đây, bắp sống được bán với giá từ 1.400 đến 3.000 đồng/bắp, tùy từng loại và tùy vào chất lượng bắp có ngon hay không.

Bà Tám, người vừa bán bắp sống, vừa luộc bắp để bán tại chỗ cho chúng tôi biết, chợ ngã ba Bầu là nơi cung cấp bắp sống cho toàn thành phố. Hàng ngày, rất nhiều người đến đây mua bắp về luộc đi bán.

Nhìn chúng tôi, bà hỏi: “Tụi bay xuống đây mua bắp về nấu bán lại hay sao? Đừng có dùng mấy thứ hóa chất mà nấu rồi có ngày bị công an ‘hỏi thăm’ đấy”.

Một lò nấu bắp nằm trên đường Quang Trung, Gò Vấp

Bà Tám kể lại, vừa rồi, công an họ kiểm tra mấy lò luộc bắp gần ngã tư An Sương thì phát hiện các chủ lò đều dùng hóa chất và pin để luộc nên đã bị xử lý rất nghiêm. Hiện nay, mấy lò ấy không còn hoạt động được nữa.

 

Bà Tám cũng cho biết luộc như vậy thì mới có lãi, vì thông thường, khi lấy bắp ở chợ đầu mối bắp không còn tươi, bắp để lâu ngày, hạt đã khô cứng lại nên luộc bằng củi thông thường sẽ rất lâu và rất tốn nhiên liệu. Hơn nữa, bắp sống lấy về đã có giá từ 1.400 đến 3.000 đồng/bắp, mà khi bán ra cũng chỉ có từ 2.500 đến 5.000 đồng/bắp thì chỉ có cách luộc bằng hóa chất mới giữ được tươi ngon như bắp mới hái từ vườn về.

Cũng liên quan đến việc dùng pin luộc bắp, chúng tôi có mặt tại lò nấu bắp ở hẻm 249, đường Tân Kỳ Tân Quý, Q.Tân Phú. Trước mắt chúng tôi là một khu nhà trọ tồi tàn xung quanh và một nấu bắp khổng lồ. Hàng trăm chiếc xe bán bắp phía trên đề bảng giá bắp 5.000 đồng/2 bắp, 10.000 đồng/3 bắp.

Phát hiện thấy người lạ đến, những người đàn ông liền ra “tiếp đón” chúng tôi. Một người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi lớn tiếng đe dọa: “Tụi bay đến đây làm gì? Tụi bay là nhà báo đến đây viết bài phê phán việc làm ăn của tụi tao phải không?”. Rồi ông ta tuôn những lời nói khó nghe nhằm che giấu việc làm ăn bất chính của mình.

Không dám ăn bắp mình luộc

Mặc dù trực tiếp nấu bắp đi bán khắp nơi, nhưng khi đói bụng, người nấu bắp lại không dám ăn vì…sợ bị ngộ độc và sợ mang bệnh vào người.

Từng có thâm niên 14 năm luộc bắp đi bán nhưng đã “giải nghệ” để đi làm việc khác, bà Ba Ỏn (ở đường Quang Trung, Q.Gò Vấp) cho chúng tôi biết, hiện nay, đa số những người đi bán bắp đều sử dụng hóa chất để luộc.

Bắp luộc vỉa hè người bán không dám ăn vì có hóa chất

Bắp được bán ở khắp các đường phồ Sài Gòn với giá rất rẻ

Bà Ba Ỏn cho biết, để nấu bắp ngọt, thơm, tươi và để lâu không bị ôi thiu, khi nấu bắp người ta còn cho thêm hương bắp, đường hóa học, muối diêm. Sau khi ra lò, bắp sẽ rất ngon và tươi như vừa hái ở vườn vào luộc, người ăn khó có thể phát hiện.

Ví dụ luộc 200 quả bắp, người ta cho hương bắp, 2-3 muỗng muối diêm, 2-3 muỗng đường hóa học và cặp pin vào luộc cho nhanh chín. Nhưng hóa chất này đều được mua ở chợ Kim Biên.

Cầm bắp ngô chúng tôi mua trên tay, bà Ba Ỏn không dám ăn, khi chúng tôi mời rất nhiệt tình bà mới lấy một hạt cho vào miệng rồi nhanh chóng nhả ra. Bà nói bắp ngô bà cầm trên tay đã bị ngấm hóa chất do người luộc bỏ nên có vị ngọt rất lạ: “Tui từng nấu bắp lâu năm nên biết”.

Theo sự chỉ dẫn của bà Ba Ỏn, chúng tôi đến lò nấu bắp của bà N nằm trên đường Quang Trung. Vừa tiếp chúng tôi, bà N vừa loay hoay cho bắp vào luộc để chuẩn bị đi bán. Bà N đã có nhiều năm luộc bắp đi bán, bà lấy bắp ở chợ bắp ngã ba Bàu với giá 3.500 đồng/trái khi luộc chín đi bán giá 5.000 đồng/trái.

Hằng ngày, bà thường chở bắp đi bán ở các chợ Bà Chiểu, Hạnh Thông Tây… và mỗi ngày bà bán khoảng gần 200 bắp.

Như biết được sự tình, bà N rất e dè và tránh trả lời những câu hỏi của chúng tôi, mặc dù chúng tôi có nhã ý sẽ đặt mua bắp dài hạn để về bán lại. Sắp bắp cho vào nồi luộc, nhưng trước mặt chúng tôi, bà N chỉ cho nước và một ít muối vào nấu. Nhưng tranh thủ lúc chúng tôi không để ý, bà N cho một chất gì đó vào nồi với một động tác rất nhanh và khéo léo.

Hóa chất không rõ xuất xứ, nguồn gốc

Từ những lời thuật lại của những người nấu bắp, chúng tôi có mặt tại chợ Kim Biên. Tại đây, có vô vàn các loại hóa chất. Hỏi loại hóa chất nào cũng có. Nhưng do đã từng bị “hỏi thăm” nên tiếp đãi chúng tôi, người bán rất e dè. Đa số các tiểu thương đều ái ngại khi chúng tôi hỏi mua hàng.

Chúng tôi hỏi mua loại hóa chất dùng để luộc bắp nhanh mềm và lâu ôi thiu, người bán hàng tại cửa hàng K chỉ cho chúng tôi xem một bọc màu trắng, bằng bột, xay nhuyễn, không nhãn mác, không nơi sản xuất và hạn sử dụng có giá 100.000 đồng/kg.

Chị bán hàng chỉ cho chúng tôi, chỉ cần mua loại bột này về, cho vào nồi bắp 200 trái khoảng 2 muỗng cà phê thì bắp sẽ chín rất nhanh mà để lâu sẽ không bị ôi thiu. Nếu bán hôm nay không hết, để hôm sau hấp lại trông quả bắp vẫn tươi ngon như thường. Khi chúng tôi hỏi loại bột này có tên là gì, lưỡng lự một lúc chị bán hàng mới trả lời là…muối diêm.

Khi hỏi mua loại đường dùng cho việc nấu bắp, chị chủ quán cho biết, đó là loại đường hóa học, ngọt so với đường bình thường rất nhiều, có giá từ 80.000 đến 90.000/kg. Khi luộc bắp, chỉ cần cho vào vào khoảng 3 muỗng/200 quả bắp thì bắp sẽ rất ngọt. Loại đường này cũng không có nhãn mác, không biết xuất xứ.